Cổng thông tin điện tử Chính phủ
English
中文
  • Trang chủ
  • Chính phủ
  • Công dân
  • Doanh nghiệp
  • Kiều bào
  • Báo điện tử chính phủ
  • Văn phòng chính phủ
Nước CHXHCN
Việt Nam
Giới thiệu
Chính phủ
Thư điện tử
công vụ Chính phủ
Hà Nội 26° - 28° icon
  • Lai Châu 20° - 22° icon
  • Điện Biên 22° - 24° icon
  • Sơn La 22° - 24° icon
  • Hòa Bình 25° - 27° icon
  • Lào Cai 26° - 28° icon
  • Yên Bái 26° - 28° icon
  • Hà Giang 24° - 26° icon
  • Tuyên Quang 26° - 28° icon
  • Bắc cạn 26° - 28° icon
  • Thái Nguyên 26° - 28° icon
  • Phú Thọ 25° - 27° icon
  • Vĩnh Phúc 26° - 28° icon
  • Cao Bằng 24° - 26° icon
  • Lạng Sơn 24° - 26° icon
  • Quảng Ninh 25° - 27° icon
  • Bắc Giang 27° - 29° icon
  • Bắc Ninh 26° - 28° icon
  • Hải Phòng 25° - 27° icon
  • Hà Nội 26° - 28° icon
  • Hải Dương 25° - 27° icon
  • Hưng Yên 26° - 28° icon
  • Nam Định 26° - 28° icon
  • Hà Nam 26° - 28° icon
  • Ninh Bình 26° - 28° icon
  • Thái Bình 26° - 28° icon
  • Thanh Hóa 24° - 26° icon
  • Nghệ An 25° - 27° icon
  • Hà Tĩnh 25° - 27° icon
  • Quảng Bình 25° - 27° icon
  • Quảng Trị 24° - 26° icon
  • Huế 24° - 26° icon
  • Đà Nẵng 26° - 28° icon
  • Quảng Nam 25° - 27° icon
  • Quảng Ngãi 25° - 27° icon
  • Bình Định 27° - 29° icon
  • Phú Yên 27° - 29° icon
  • Khánh Hòa 27° - 29° icon
  • Ninh Thuận 26° - 28° icon
  • Bình Thuận 27° - 29° icon
  • Kon Tum 24° - 26° icon
  • Gia Lai 22° - 24° icon
  • Đắc Lăk 23° - 25° icon
  • Đắc Nông 22° - 24° icon
  • Lâm Đồng 18° - 20° icon
  • Bình Phước 25° - 27° icon
  • Tây Ninh 27° - 29° icon
  • Đồng Nai 27° - 29° icon
  • Bình Dương 27° - 29° icon
  • Hồ Chí Minh 27° - 29° icon
  • BR-Vũng Tàu 27° - 29° icon
  • Long An 26° - 28° icon
  • Tiền Giang 26° - 28° icon
  • Vĩnh Long 26° - 28° icon
  • Bến tre 27° - 29° icon
  • Đồng Tháp 26° - 28° icon
  • Trà Vinh 27° - 29° icon
  • An Giang 27° - 29° icon
  • Cần Thơ 26° - 28° icon
  • Hậu Giang 27° - 29° icon
  • Sóc Trăng 27° - 29° icon
  • Kiên Giang 27° - 29° icon
  • Bạc Liêu 27° - 29° icon
  • Cà Mau 27° - 29° icon

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc

SEA Games 31 - Việt Nam 2022

Phục hồi và phát triển kinh tế: Những việc cần làm ngay

Giải ngân vốn đầu tư công

Chuyển đổi số

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

  • Trang chủ
  • Giới thiệu chính phủ
  • Chính phủ Việt Nam qua các thời kỳ
  • Chính sách thành tựu
  • Giai đoạn 1955-1975: Xây dựng CNXH và Đấu tranh thống nhất đất nước
1 - Hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế quốc dân (1955-1957)
22/08/2010

Cỡ chữ
Độ tương phản

1- Hoàn thành cải cách ruộng đất và khôi phục kinh tế quốc dân (1955-1957)

Cuộc vận động cải cách ruộng đất ở miền Bắc từ sau hòa bình lập lại, đến tháng 6-1955 được tiến hành ở 735 xã, bao gồm 1.608.294 nhân khẩu. Tiếp đó tháng 12-1955, cải cách ruộng đất đợt 5 được triển khai ở 1.720 xã, có trên 6 triệu người trong 20 tỉnh và 2 thành phố. Tháng 7-1956, cải cách ruộng đất đợt 5 kết thúc ở toàn bộ vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi.     

Cuộc vận động cải cách ruộng đất năm 1956 đã đạt kết quả là: Chia 334.100 ha ruộng cho nông dân; hoàn thành xóa bỏ giai cấp địa chủ, xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến ở miền Bắc; nâng cao quyền làm chủ của nông dân trong nông thôn.     

Tính chung, từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối năm 1956, ở miền Bắc đã chia 810 nghìn ha ruộng đất, 74 nghìn con trâu, bò cho 2,1 triệu hộ nông dân (với hơn 10 triệu dân). Tính đến năm 1953, ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410.000 ha ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản động. 

Ngày 1-7-1956, Chính phủ ra Sắc lệnh số 268-SL thành lập Khu tự trị Việt Bắc, gồm 5 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Tuyên Quang và Thái Nguyên.  

Trong quá trình cải cách ruộng đất, Đảng đã phát hiện sai lầm, đến tháng 4-1956 đã có chỉ thị sửa chữa những sai lầm ấy.

Ngày 18-8-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào nông thôn và cán bộ nói rõ thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất. Chủ tịch khẳng định cải cách ruộng đất là thắng lợi to lớn, nhưng đã mắc những khuyết điểm, sai lầm và “ Chúng ta cần phát huy những thắng lợi đã thu được, đồng thời chúng ta phải kiên quyết sửa chữa những sai lầm”.    

Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (khóa II) đã thảo luận kỹ và kết luận về thắng lợi và sai lầm của cải cách ruộng đất. Hội nghị đã đề ra phương hướng và chủ trương sửa sai 10 điểm.

Với tinh thần dũng cảm tự phê bình và phê bình, với ý thức trách nhiệm cao trước toàn thể nhân dân, Đảng Lao động Việt Nam một mặt nhanh chóng sửa chữa sai lầm, mặt khác có những biện pháp củng cố và phát huy thắng lợi, kịp thời có những chủ trương đúng đắn đưa nông thôn miền Bắc tiến lên. 

Cuối tháng 10-1956, Hội đồng Chính phủ họp dưới sự chủ toạ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiểm điểm việc thi hành Luật cải cách ruộng đất và công tác chỉnh đốn tổ chức, quyết định những chính sách cụ thể để sửa chữa sai lầm.      

Ngày 9-12-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về chế độ báo chí nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận của nhân dân và ngăn cấm những kẻ lợi dụng báo chí làm hại đến công cuộc đấu tranh cho hoà bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà. 

Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá I, từ 29-12-1956 đến 25-1-1957, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã báo cáo trước Quốc hội về công tác của Chính phủ từ ngày hoà bình lập lại. Báo cáo của Chính phủ kiểm điểm về công tác cải cách ruộng đất đã nêu rõ: “Cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã căn bản hoàn thành, giai cấp địa chủ đã căn bản bị đánh đổ, chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất bị xoá bỏ. Nông dân đã làm chủ nông thôn, nguyện vọng lâu đời của người nông dân là người cày có ruộng đã được thực hiện. Sức sản xuất ở nông thôn đã được giải phóng, đời sống nhân dân bước đầu đã được cải thiện, mở đường cho việc phát triển công thương nghiệp, góp phần quan trọng vào công cuộc củng cố miền Bắc, phát triển kinh tế, văn hoá. Đó là những thành tích căn bản”. Đồng thời báo cáo cũng kiểm điểm những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong quá trình thực hiện cải cách ruộng đất, những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những sai lầm ấy. Chính phủ đã đề ra một kế hoạch sửa chữa sai lầm gồm ba bước cụ thể, với tinh thần kiên quyết, khẩn trương, thận trọng, từng bước có trọng điểm, có kế hoạch chu đáo, có lãnh đạo chặt chẽ và cảnh giác trước sự phá hoại của địch.    

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã quyết định kiện toàn tổ chức, tăng cường hoạt động của các đại biểu nhằm tăng cường liên hệ giữa đại biểu Quốc hội và nhân dân. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp năm 1946; Nghị quyết về việc ban hành Luật công đoàn và 4 đạo luật khác.
 

 

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 1 (29-12-1956--25-1-1957)

Ngày 30-5-1957, Chính phủ thành lập Ban Thống nhất Trung ương để tăng cường chỉ đạo công cuộc đấu tranh nhằm thống nhất nước nhà.

Chính phủ đã ra Nghị định ban hành Mười chính sách khuyến khích sản xuất ở miền núi (đã được Hội đồng Chính phủ thông qua trong phiên họp từ ngày 19 đến ngày 21-8-1957).
Từ sau hoà bình lập lại, công tác đối ngoại của Nhà nước đã có những bước phát triển mới, làm cho ảnh hưởng, uy tín và vị trí của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Tiếp theo các chuyến đi thăm Liên Xô, Trung Quốc và Mông Cổ từ ngày 22-6 đến ngày 22-7-1955, từ ngày 6-7 đến 30-8-1957, Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu đã đi thăm các nước: Triều Tiên, Tiệp Khắc, Ba Lan, Cộng hoà Dân chủ Đức, Hunggari, Anbani, Bungari, Rumani và Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên bang Nam Tư; và từ ngày 4 đến ngày 17-2-1958, đã đi thăm ấn Độ và Miến Điện. Những cuộc đi thăm trên đã góp phần thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Liên Xô, Trung Quốc, cùng nhân dân các nước anh em; khẳng định chính sách hợp tác, thân thiện giữa nhà nước Việt Nam với các nước khác trong khu vực. Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ tích cực cho việc khôi phục kinh tế miền Bắc. Các nước độc lập dân tộc đồng tình với cuộc đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam.
Đến cuối năm 1957, công tác sửa sai đã đưa lại kết quả tốt. Nông thôn miền Bắc dần dần ổn định. Nội bộ Đảng đoàn kết nhất trí. Lòng tin của quần chúng đối với Đảng và Chính phủ được khôi phục. Sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh. Năm 1957 là năm được mùa lớn, khối liên minh công nông được củng cố. Chính quyền nhân dân được ổn định. Sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Kết quả sửa chữa sai lầm làm cho cuộc cách mạng ruộng đất hoàn thành thắng lợi.
Nền kinh tế quốc dân đến cuối năm 1957 căn bản được phục hồi. Tổng sản lượng công nghiệp và nông nghiệp đã đạt xấp xỉ mức năm 1939. Sản lượng lương thực đạt trên 4,5 triệu tấn, vượt xa mức trước chiến tranh. Thành phần kinh tế quốc doanh được củng cố. Mọi hoạt động kinh tế trong nước đã trở lại bình thường. Nhờ đó, miền Bắc đã giảm bớt được khó khăn và bước đầu cải thiện đời sống nhân dân, chuẩn bị bước sang thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Các tin khác
  • I- MIỀN BẮC HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - CHI VIỆN CHO MIỀN NAM ĐẤU TRANH THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ
  • 2 - Hoàn thành Cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế và văn hóa - đưa miền Bắc vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
  • 3 - Xây dựng chủ nghĩa xã hội và đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ
  • 4 - Khôi phục kinh tế và đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ
  • 5 - Khôi phục và phát triển kinh tế, dồn sức chi viện cho miền Nam
  • II - NHÂN DÂN MIỀN NAM TRỰC TIẾP CHỐNG XÂM LƯỢC MỸ VÀ TAY SAI, LÀM PHÁ SẢN NHIỀU CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA MỸ, GIẢI PHÓNG MIỀN NAM
  • 1 - Phong trào đồng khởi
  • 2- Đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961-1965)
  • 3- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết mậu thân 1968, đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965-1968)
  • 4 - Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ (1969-1972) thất bại
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH
Bản đồ nước CHXHCN Việt Nam
© Cổng TTĐT Chính phủ
Trang tin Thủ tướng Chính phủ Trang tin Thủ tướng Chính phủ
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổng Giám đốc: Nguyễn Hồng Sâm

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu
Cổng TTĐT
Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Liên hệ

Liên hệ

Sơ đồ cổng TTĐT Chính phủ

Sơ đồ
Cổng TTĐT
Chính phủ

Tải ứng dụng:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cổng TTĐT Chính phủ tại AppStore
Cổng TTĐT Chính phủ tại GoogleStore

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử Chính phủ' hoặc 'www.ok888kk.xyz' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.