Cổng thông tin điện tử Chính phủ
English
中文
  • Trang chủ
  • Chính phủ
  • Công dân
  • Doanh nghiệp
  • Kiều bào
  • Báo điện tử chính phủ
  • Văn phòng chính phủ
Nước CHXHCN
Việt Nam
Giới thiệu
Chính phủ
Thư điện tử
công vụ Chính phủ
Hà Nội 26° - 29° icon
  • Lai Châu 20° - 23° icon
  • Điện Biên 22° - 25° icon
  • Sơn La 22° - 25° icon
  • Hòa Bình 25° - 28° icon
  • Lào Cai 26° - 29° icon
  • Yên Bái 26° - 29° icon
  • Hà Giang 24° - 27° icon
  • Tuyên Quang 26° - 29° icon
  • Bắc cạn 26° - 29° icon
  • Thái Nguyên 26° - 29° icon
  • Phú Thọ 25° - 28° icon
  • Vĩnh Phúc 26° - 29° icon
  • Cao Bằng 24° - 27° icon
  • Lạng Sơn 24° - 27° icon
  • Quảng Ninh 25° - 28° icon
  • Bắc Giang 27° - 30° icon
  • Bắc Ninh 26° - 29° icon
  • Hải Phòng 25° - 28° icon
  • Hà Nội 26° - 29° icon
  • Hải Dương 25° - 28° icon
  • Hưng Yên 26° - 29° icon
  • Nam Định 26° - 29° icon
  • Hà Nam 26° - 29° icon
  • Ninh Bình 26° - 29° icon
  • Thái Bình 26° - 29° icon
  • Thanh Hóa 24° - 27° icon
  • Nghệ An 25° - 28° icon
  • Hà Tĩnh 25° - 28° icon
  • Quảng Bình 25° - 28° icon
  • Quảng Trị 24° - 27° icon
  • Huế 24° - 27° icon
  • Đà Nẵng 26° - 29° icon
  • Quảng Nam 25° - 28° icon
  • Quảng Ngãi 25° - 28° icon
  • Bình Định 27° - 30° icon
  • Phú Yên 27° - 30° icon
  • Khánh Hòa 27° - 30° icon
  • Ninh Thuận 26° - 29° icon
  • Bình Thuận 27° - 30° icon
  • Kon Tum 24° - 27° icon
  • Gia Lai 22° - 25° icon
  • Đắc Lăk 23° - 26° icon
  • Đắc Nông 22° - 25° icon
  • Lâm Đồng 18° - 21° icon
  • Bình Phước 25° - 28° icon
  • Tây Ninh 27° - 30° icon
  • Đồng Nai 27° - 30° icon
  • Bình Dương 27° - 30° icon
  • Hồ Chí Minh 27° - 30° icon
  • BR-Vũng Tàu 27° - 30° icon
  • Long An 26° - 29° icon
  • Tiền Giang 26° - 29° icon
  • Vĩnh Long 26° - 29° icon
  • Bến tre 27° - 30° icon
  • Đồng Tháp 26° - 29° icon
  • Trà Vinh 27° - 30° icon
  • An Giang 27° - 30° icon
  • Cần Thơ 26° - 29° icon
  • Hậu Giang 27° - 30° icon
  • Sóc Trăng 27° - 30° icon
  • Kiên Giang 27° - 30° icon
  • Bạc Liêu 27° - 30° icon
  • Cà Mau 27° - 30° icon

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, thăm và làm việc tại Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc

SEA Games 31 - Việt Nam 2022

Phục hồi và phát triển kinh tế: Những việc cần làm ngay

Giải ngân vốn đầu tư công

Chuyển đổi số

Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19

  • Trang chủ
  • Chính phủ
  • Chính sách phát triển kinh tế xã hội
  • Chiến lược khoa học công nghệ
  • Kết quả hoạt động khoa học công nghệ
Công bố KH&CN
22/08/2010
Cỡ chữ
Độ tương phản

Công bố các công trình KH&CN

Năm 2003, có gần 7.000 bài báo được đăng trên các tạp chí KH&CN trong nước, tăng khoảng 8% so với năm 2002, do có nhiều đề tài, dự án đã được đẩy nhanh tiến độ bước đầu đã tạo ra kết quả. Tỷ lệ các bài báo công bố công trình nghiên cứu chia theo các lĩnh vực khoa học như sau: KHCN - 51%, KHXHNV- 39%, KHTN- 8%, bảo vệ tài nguyên và môi trường- 2% .
Số bài báo công bố các công trình nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp và nông-lâm-ngư nghiệp có tỷ lệ tương đương nhau, chiếm khoảng 14%; lĩnh vực y tế và y học chiếm 11%; số các công trình nghiên cứu về đường lối, chính sách phát triển KT-XH, hội nhập kinh tế, kinh tế các nước, các vùng nói chung chiếm gần 17%.
Năm 2004, Theo số liệu xử lý tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Việt Nam có khoảng 8408 bài báo đăng trên các tạp chí KH&CN trong nước (số liệu trích từ CSDL của Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia), được phân bố theo các lĩnh vực như sau:
Bảng 13. Số lượng bài báo trên các tạp chí trong nước chia theo lĩnh vực
Ngành
Năm 2004
Năm 2003
Tỷ lệ tăng
%
Số lượng
Tỷ trọng %
Số lượng
Tỷ trọng %
Khoa học xã hội và nhân văn
4345
51,7
3628
47,3
20
Khoa học tự nhiên
702
8,4
868
11,3
-19
Khoa học và công nghệ
1312
16,6
1495
19,5
-12,2
Khoa học y dược
1111
13,2
785
10,2
41,5
Khoa học nông- lâm-ngư nghiệp
938
12,1
893
11,7
5
Tổng cộng
8408
100
7669
100
9,6
Số liệu thống kê trên cho thấy, trong năm 2004, số lượng bài báo đăng trên các tạp chí trong nước tăng 9,6% so với năm trước. Tuy nhiên, tỷ tăng giữa các lĩnh vực rất không đồng đều: lĩnh vực khoa học y dược có tỷ lệ tăng mạnh nhất là 41,5%, còn số bài báo đăng tạp chí thuộc 2 lĩnh vực là khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ lại giảm thê thảm lần lượt là -19% và -12,2%.
Hình 2. Số lượng bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước theo các năm
Ngoài ra, sự chênh lệnh về số lượng bài báo cũng rất đáng quan tâm. Lĩnh vực KHXH&NV chiếm hơn một nửa số lượng những bài báo đăng trên các tạp chí KH&CN trong nước. Trong đó, riêng ngành Kinh tế và các khoa học kinh tế đứng đầu với trên 1600 bài chiếm khoảng 37% toàn lĩnh vực KHXH&NV (2003 ngành này cũng cao nhất với 1050 bài) và cũng là ngành có nhiều bài báo nhất trong tất cả các ngành KH&CN, chiếm tới 19% toàn bộ tổng số bài báo đăng tải. Còn lĩnh vực có ít bài báo nhất thuộc về khoa học tự nhiên, chỉ có 8,4%. Điều này cho thấy nghiên cứu cơ bản của nước ta đang trong tình trạng báo động. Nếu không được quan tâm đúng mức thì sẽ rất khó khăn cho chúng ta trong việc tiếp cận khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới. Bởi như chúng ta đều biết, nghiên cứu cơ bản sẽ nâng cao sự năng lực hiểu biết khoa học của đất nước, góp phần xây dựng một lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học đủ mạnh để không chỉ tạo ra các kiến thức mới mà còn tiếp thu những tinh hoa sáng tạo của nhân loại cho đất nước.
 
Hình 3. Số lượng bài báo trên các tạp chí KH&CN năm 2004 chia theo lĩnh vực
Về các bài báo của Việt Nam trên các tạp chí khoa học của thế giới, căn cứ trên cơ
sở dữ liệu (CSDL) của Viện Thông tin khoa học quốc tế ISI, số công trình công bố hàng năm trên các tạp chí khoa học quốc tế của Việt Nam chỉ trên dưới 400. Trong số này chưa đầy một phần ba là dùng nguồn lực trong nước, số còn lại là do hợp tác quốc tế với nguồn lực chính từ các nước tiên tiến. Các công trình được đăng trên các tạp chí này đảm bảo chất lượng học thuật cao. Theo CSDL trên, trong năm 2001 Việt Nam có 354 công trình đăng tải trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới, trong đó bằng nội lực có 104 công trình và 250 công trình thông qua hợp tác quốc tế. Số lượng công trình nội lực không đồng đều, tập trung chủ yếu vào 2 ngành toán học và vật lý, chiếm lần lượt 33 và 28% tổng số công trình được đăng. Trong khi đó, các công trình thông qua hợp tác quốc tế được giải đều hơn theo các ngành. Xét về mặt chất lượng các công trình, được thể hiện qua số lần công trình được trích dẫn, thì các công trình thông qua hợp tác quốc tế có chất lượng cao hơn với số lần trích dẫn trung bình là 6,9 so với 1,5 lần đối với các công trình trong nước. Đặc biệt có tới 44 công trình do nội lực không được trích dẫn lần nào.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Năm 2003, Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ KH&CN đã tiếp nhận 26.495 đơn xin bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) các loại, trong đó có 13.888 đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp (SHCN). Đã xử lý 18.380 đơn và cấp 7.754 văn bằng bảo hộ. Số đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế được gửi đến Cục Sở hữu Trí tuệ giảm 2% so với năm 2002 và phần lớn là của người nước ngoài (chiếm 93%), nhưng đơn xin cấp bằng giải pháp hữu ích của người Việt Nam lại có số lượng cao hơn so với số đơn của người nước ngoài (71 đơn so với 57).
Số bằng sáng chế đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp trong năm 2003 là 774 văn bằng, giảm 5% so với năm 2002. Bên cạnh đó, số bằng độc quyền giải pháp hữu ích đã cấp trong năm là 55 văn bằng, giảm 2% so với năm 2002.
Năm 2004, tình hình đăng ký và cấp bằng sáng chế của Việt Nam trong thời gian qua ổn định ở mức thấp.
Bảng 14. Bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Loại đơn
2000
2001
2002
2003
2004
1. Bảo hộ sáng chế
 
 
 
 
 
Số đơn đăng ký
1239
1286
1211
1150
1431
Số bằng cấp
630
783
743
774
698
2. Bảo hộ giải pháp hữu ích
 
 
 
 
 
Số đơn đăng ký
93
82
131
127
165
Số bằng cấp
23
26
47
55
69
Bảng 15. Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với đối tượng là người Việt Nam
Loại đơn
2000
2001
2002
2003
2004
1. Bảo hộ sáng chế
 
 
 
 
 
Số đơn đăng ký
34
52
69
78
103
Số bằng cấp
10
7
9
17
22
2. Bảo hộ giải pháp hữu ích
 
 
 
 
 
Số đơn đăng ký
35
35
67
76
103
Số bằng cấp
10
17
21
28
44
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, số sáng chế và giải pháp hữu ích được bảo hộ ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, đặc biệt các đối tượng được bảo hộ của Việt Nam là rất thấp. Điều này phản ánh hoặc là các hoạt động nghiên cứu KH&CN của chúng ta thiếu yếu tố mới và sáng tạo hoặc có thể do chủ sở hữu những sáng tạo không muốn làm thủ tục đăng ký bảo hộ. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế tích cực của chúng ta, đây sẽ là điều bất lợi cho những nhà công nghiệp, công nghệ của nước nhà.
 
tin liên quan
  • Tổng quan về một số kết quả chủ yếu của KH&CN trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
  • Tổng quan về kết quả hoạt động khoa học xã hội và nhân văn
  • Tổng quan về những thành tựu chủ yếu đạt được của KH&CN
  • Tổng quan về một số kết quả chủ yếu trong nghiên cứu và ứng dụng KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại các địa phương
  • Tổng quan kết quả thực hiện các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 1996-2000
  • Các công trình KH&CN được Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước
  • Giải thưởng Kovalevskaia

Chiến lược khoa học công nghệ

  • Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ Quản lý nhà nước về khoa học công nghệ
  • Tổ chức khoa học công nghệ Việt Nam Tổ chức khoa học công nghệ Việt Nam
  • Nguồn lực khoa học công nghệ Nguồn lực khoa học công nghệ
  • Lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên Lĩnh vực khoa học công nghệ ưu tiên
  • Các nhiệm vụ khoa học công nghệ Các nhiệm vụ khoa học công nghệ
  • Kết quả hoạt động khoa học công nghệ Kết quả hoạt động khoa học công nghệ
Xem thêm
Cổng thông tin điện tử Chính phủ

© Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Tổng Giám đốc: Nguyễn Hồng Sâm

Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924

Email: [email protected]

Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Giới thiệu
Cổng TTĐT
Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Thư điện tử công vụ Chính phủ

Liên hệ

Liên hệ

Sơ đồ cổng TTĐT Chính phủ

Sơ đồ
Cổng TTĐT
Chính phủ

Tải ứng dụng:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cổng TTĐT Chính phủ tại AppStore
Cổng TTĐT Chính phủ tại GoogleStore

Ghi rõ nguồn 'Cổng Thông tin điện tử Chính phủ' hoặc 'www.ok888kk.xyz' khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.